Thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn trong năm học 2023 - 2024, nhằm giúp các đồng chí giáo viên được trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau về phương pháp giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí, chiều ngày 19/03/2023, đồng chí Nguyễn Thị Nhung cùng tập thể lớp 4C – Trường Tiểu học Đặng Cương đã thực hiện “ Chuyên đề: Dạy học trải nghiệm môn Lịch sử và địa lí lớp 4 - Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống” qua bài học “Bài 23: LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN (Tiết 1)”
Tham dự buổi chuyên đề có các đồng Bùi Thị Hải Yến- Hiệu trưởng nhà trường, Nguyễn Thị Thuý Vân – Phó hiệu trưởng nhà trường cùng toàn thể các đồng chí giáo viên trong tổ 4-5. Giờ học đã diễn ra rất sôi nổi, tự nhiên, giáo viên đã tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm qua màn ảnh nhỏ và các trò chơi. Học sinh được tham dự Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên, cảm nhận được không khí độc đáo và âm thanh của Cồng, Chiêng. Từ đó, học sinh tự khám phá, tự hình thành kiến thức bài học, rèn luyện kĩ năng và hình thành thái độ đúng đắn.
Bằng phương pháp giảng dạy đổi mới, sáng tạo, cô giáo đã cho học sinh tham gia khởi động, tập làm phóng viên với một tinh thần hào hứng, sôi nổi và tràn đầy năng lượng. Qua bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống cùng các video, clip, tranh ảnh minh họa sinh động, cùng lối dẫn dắt vào bài học khơi gợi sự hứng thú, say mê tìm tòi kiến thức của người học.
Học sinh tham gia các trò chơi
Qua bài học về “Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên” học sinh kể được tên một số dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, nêu được vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào Tây Nguyên và mô tả được những nét chính về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.
Tổ chức HĐTN trong dạy học Lịch sử lớp 4 – 5 của chương trình phổ thông mới là môi trường thuận lợi để HS bộc lộ khả năng, sở trường, tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức. Vận dụng linh hoạt các hình thức trải nghiệm; hạn chế tối đa cách dạy học thụ động “thầy đọc, trò chép”; tạo cơ hội cho HS được vận dụng kiến thức đã học để khám phá kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào tìm hiểu và đánh giá thực tiễn cuộc sống. Qua đó, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực và phẩm chất người học.
Học sinh hứng thú tham gia tiết học
Tiết chuyên đề đã diễn ra thành công tốt đẹp. Sau tiết dạy, các đồng chí giáo viên tích cực thảo luận, trao đổi, chia sẻ, đóng góp ý kiến về bài dạy. Ban giám hiệu nhà trường cũng đã định hướng về phương pháp, cách thức trong việc tổ chức dạy, kiểm tra đánh giá môn Lịch sử và Địa lí 4, theo hướng phát triển năng lực và tích hợp nội dung giáo dục địa phương. Đảm bảo hiệu quả, chất lượng phù hợp với từng đối tượng học sinh hướng đến mục đích phát triển năng lực, phẩm chất người học.